Năm Bước dẫn đến Cảm Nghiệm Chiêm Niệm

theo Thánh Bernard Clairvaux và

theo Thiền Sư Hang-Sơn Lương-Chi

 

  

Trong việc tôi đọc và suy niệm Lời Chúa, tôi thấy các bài viết thần bí của Thánh Bơ-Na Clairvaux thật là hữu ích. Thế nhưng, tôi cũng t́m thấy nhiều lợi ích nơi một nguồn tài liệu có thể ngạc nhiên nữa: đó là các thuyết của một Thiền Sư ở thế kỷ thứ chín là Tozan Ryokai (Hang-Sơn Lương-Chi). Trong chương này, tôi muốn tŕnh bày song song các minh niệm (insights) của hai vị thày này để thấy được rằng các vị có thể giúp làm bừng lên trong chúng ta cái cảm nghiệm chiêm niệm. Tôi hy vọng rằng học thuyết và kinh nghiệm của hai ông thầy lăo luyện này sẽ làm sáng tỏ kinh nghiệm của riêng tôi như đă được tŕnh bày ở đoạn trên.

 

 

A-    Thiền Sư Hang-Sơn Lương-Chi (a.d. 807-869)

 

 

Hang-Sơn Lương-Chi - hay Tung-Shan Liang-Chieh theo tiếng Tầu - là một trong những vị sáng lập phái Thiền Soto ở Trung Quốc. Có hai trường phái Thiền phát triển ở Trung Hoa là Soto và Linh-Chi (Rinzai). Trường phái Thiền Soto không đặt nặng việc dùng công án cho bằng phương pháp êm dịu trong việc tĩnh tọa suy tư. C̣n trường phái Thiền Linh-Chi th́ lại coi cả việc tĩnh niệm lẫn công án quan trọng như nhau.

 

Học thuyết của phái Thiền Soto được mang vào Nhật Bản là do Dogen. Năm 1227, Dogen thiết lập Phái Thiền Soto ở Nhật, nơi thiền thuyết Soto phát triển mạnh, đến nay có hơn 15 ngàn ngôi chùa. Tôi đă được hân hạnh thăm nhiều ngôi chùa nguy nga này và đă tham dự một tuần tĩnh tâm ở một ngôi chùa ấy vào năm 1983.

 

Việc huấn luyện theo Trường Phái Thiền Soto được căn cứ vào một cấp trật có năm giai đoạn tĩnh niệm – được gọi là “năm mối liên hệ” – dẫn đến việc hoàn toàn giác ngộ. Năm mối liên hệ này là do thiền sư Hang-Sơn Lương-Chi phác họa. Chúng có liên hệ với “các cặp tương khắc” như một số thí dụ sau đây:

 

Tuyệt đối         Tương đối

Vô cùng           Hữu hạn

Đại đồng          Đặc thù

      Nhất hữu        Vạn sự

      Tiềm ẩn           Hiện lộ

      Hằng hữu       Tạm thời

Vĩnh viễn        Chuyển biến

Dương/Yang   Aâm/Yin

Nam nhân       Nữ giới

Sinh hoạt        Nghỉ ngơi

Năng động      Thụ động

Chủ sự            Khách dự

Thực chất       Ngoại diện

 

(Kitô hữu có thể thêm:)

Gia-vê            Yến-Duyên

Chúa Kitô      Giáo Hội

 

Các cặp tương khắc trên đây phản ngược nhau song lại là các phương diện tác hợp của cùng một thực tại. Để cảm nghiệm được một Thực Tại, người ta phải vượt ra khỏi cái ṿng tương khắc ấy mới có thể tiến được đến cái toàn khối là cái bao gồm cả những ǵ tương khắc này.

 

Sử dụng cặp tương khắc Chủ/Khách, thiền sư Hang-Sơn Lương-Chi đă đặt ra năm bậc (hay “năm mối liên hệ”) mà thiền sinh phải vượt qua trên con đường tiến tới việc cảm nghiệm được một Thực Tại. “Năm Bậc” đó như sau:

 

1-      Khách ở trong Chủ (Guest in Host)

2-      Chủ ở trong Khách (Host in Guest)

3-      Chủ tỏ ḿnh ra (Resurgence of the Host)

4-      Chủ khách tương phùng (Mutual Interpenetration)

5-      Khách Chủ hiệp nhất (Unity Attained)

Chủ tiêu biểu cho Thực Tại thần linh cao cả, là nguyên lư của sự sống, của chân lư và của hoạt động. Kitô hữu chúng ta gọi là Thiên Chúa. Tương phản với Chủ là Khách, là thuộc nhân, là người đến thăm cần phải được tiếp đón.

 

 

B-   Thánh Bơ-Na Clairvaux (1090-1153)

 

 

Thánh Bơ-Na Clairvaux sinh năm 1090 ở lâu đài Fontaine-les-Dijon Nước Pháp. Từ hồi c̣n trẻ, ngài đă tỏ ra là một tổng hợp giữa bản chất tự nhiên và ân sủng: là thi sĩ, là một con người yêu thích thiên nhiên, là họa sĩ, là nhạc sĩ, là tư tưởng gia, là nhà dẫn giải Thánh Kinh, là thần học gia thần bí, là văn sĩ và là chuyên gia linh hướng. Ngài là hồn sống của Hội Ḍng Xi-Tô mà tôi là một phần tử.

 

Là một trong những tia sáng chói của Thời Trung Cổ, Thánh Bơ-Na đă để lại cho chúng ta cả một khối lượng văn liệu. Những văn liệu nổi tiếng nhất của ngài là các bức thư và các bài giảng, trong đó, gây ảnh hưởng nhất phải kể đến một loạt tám mươi sáu bài hội về Sách Diễm T́nh Ca. Chỉ qua những bài hội này mới thấy được thánh nhân có một minh niệm và cảm nghiệm linh thiêng sâu xa về Thiên Chúa một cách tường tận, sống động và tự nhiên như thế.

 

Những bài hội mà thánh nhân đem chia sẻ với các đan sĩ của ngài ấy là hoa trái của những năm ngài đă cao tuổi. Việc ngài dẫn giải Diễm T́nh Ca là một khái luận tuyệt vời về mối hiệp nhất giữa Lời Nhập Thể và Giáo Hội, một cuộc hiếp nhất cũng giống như cuộc hiệp nhất mầu nhiệm giữa linh hồn và Lời vậy. Ở đây, chúng ta mới thấy được cái minh niệm thấu suốt mầu nhiệm Chúa Kitô và mầu nhiệm Giáo Hội của thánh Bơ-Na.

 

Tính chất làm bậc thày dẫn đàng thiêng liêng nơi Thánh Bơ-Na đă trở thành bất tử trong bài thơ Hài Kịch Thần Linh (The Divine Comedy) nổi tiếng của Dante. Trong cuộc hành tŕnh từ Hỏa Ngục lên tới Thiên Đàng, Dante đă được ba vị hướng đạo dẫn dắt: đó là Virgil, Beatrice (người yêu của ông) và Thánh Bơ-Na. Virgil đă thực sự hướng dẫn ông qua “con đường tẩy luyện khởi sinh” (purgative way), Beatrice th́ hướng dẫn ông qua “con đường soi sáng tiến sinh” (illuminative way), c̣n Thánh Bơ-Na lại hướng dẫn ông qua “con đường chiêm niệm hiệp sinh” (unitive - contemplative).

 

Có cái lạ ở chỗ, Hài Kịch Thần Linh là một câu truyện t́nh cao cả mà Beatrice lại không phải là vị hướng đạo thượng thặng của Dante. Con đường tiến sinh soi sáng của Beatrice chỉ là con đường có liên hệ ít nhiều đến lư trí hay đến “đầu óc” mà thôi, chứ chưa dính dáng ǵ đến “khôn ngoan” hay đến “cơi ḷng” cả. Chính  Thánh Bơ-Na mới là vị hướng đạo thay cho Beatrice để hướng dẫn Dante đến mức độ vẹn tṛn cho cơi ḷng của ông. Về điểm này Etienne Gilson đă nêu lên một nhận xét rất đáng kể. Dựa vào câu của Thánh Tôma Tiến Sỹ – “t́nh yêu của người ta càng cao cả th́ họ sẽ càng chiêm ngưỡng Thiên Chúa trọn vẹn hơn và càng được hạnh phúc hơn” – Gilson viết như sau:

 

“Trong tâm trí của người nào hiểu được điều này th́ vai tṛ của Thánh Bơ-Na trong vở Hài Kịch Thần Linh có tính cách dễ hiểu và vai tṛ của Beatrice cũng hoàn toàn sáng tỏ. Kết cục của Bài Thơ Linh Thánh này không là ǵ khác hơn việc hiệp nhất linh hồn với Thiên Chúa, một h́nh ảnh của t́nh trạng được phúc kiến (beatific vision). Nếu Beatrice là thứ ánh sáng vinh quang th́ vở Hài Kịch Thần Linh sẽ kết thúc bằng một cái nh́n và nụ cười của nàng. Thế nhưng, Beatrice đă lui bước và thay vào chỗ của nàng một con người mà t́nh yêu đă biến thành h́nh ảnh của Chúa Kitô – đó là Thánh Bơ-Na Clairvaux”

(Etienne Gilson, Dante the Philosopher,

Crossroad, New York, 1949, p. 48).

 

Cũng như nhiều nhà thần bí đông tây khác, Thánh Bơ-Na thường tŕnh bày cho thấy “những bước đường” tiến triển của linh hồn. Chẳng hạn, trong tài liệu về Các Bậc Khiêm Nhượng và Kiêu Ngạo của ngài, ngài đă phân biệt mười hai cấp khiêm nhượng, một cuộc sửa dọn bỏ ḿnh cần thiết cho bước tiến triển tới cuộc hiệp nhất thần nhiệm. Trong Bài Hội 18 về Diễm T́nh Ca, ngài có đề cập đến bảy giai đoạn tiến triển đưa đến tuyệt đỉnh t́nh yêu viên măn. Trong Bài Hội 85, ngài tóm tắt bảy lư do tiến triển tại sao linh hồn lại t́m kiếm Lời, và trong Bài Hội thứ 7 ngài nói đến bốn thể thức (hay tiến triển) của t́nh yêu.

 

C-    Đông Tây Tương Khắc hay Ḥa Hợp?

 

 

Trong việc tŕnh bày các bước dẫn đến cảm nghiệm chiêm niệm của Thánh Bơ-Na song song với những bước của thiền sư Hang-Sơn Lương-Chi, tôi đă không theo những khuôn thức đặc thù này. Đúng hơn, tôi đă căn cứ vào việc tiến triển tuần tự xẩy ra nơi cảm nghiệm chiêm niệm riêng của chính Thánh Bơ-Na.

 

Trong việc t́m hiểu học thuyết và cảm nghiệm của Thánh Bơ-Na, cần phải nhớ những lời Thánh Bơ-Na bắt đầu dẫn giải ư nghĩa riêng tư của Diễm T́nh Ca: “Hôm nay tôi đọc nơi một cuốn sách của việc cảm nghiệm”. Thánh Bơ-Na luôn luôn nhấn mạnh đến việc cần thiết của cảm nghiệm riêng nơi những ai nghe ngài như là một đường lối duy nhất để hiểu được học thuyết của ngài. “Trong các vấn đề thuộc loại này, hiểu biết chỉ có thể bước theo sau cảm nghiệm mà thôi”, ngài đă viết như thế và chúng ta cũng thấy đúng như vậy.

 

Giá trị của việc khai phá những ǵ Thiền Sư Hang-Sơn Lương-Chi và Thánh Bơ-Na nói là ở chỗ nhận thức rơ được tâm thức riêng của ta, cũng như ở chỗ cảm nhận mănh liệt được các giá trị riêng của ta, bởi v́, nếu các kinh nghiệm của các vị ấy không phải là kinh nghiệm của chúng ta, th́ cái tốt đẹp nơi sự khôn ngoan của các vị cũng chẳng có ǵ là hấp dẫn.